Một hệ thống "bẫy" tâm lý khách hàng vô cùng hoàn hảo và ngoạn mục.
Các
cửa hàng của Starbucks đều được thiết kế vô cùng tỉ mỉ, tinh tế, sao
cho níu chân khách hàng được lâu hơn, khiến họ mua đồ nhiều hơn và rồi
sau này sẽ còn quay trở lại. Từ ánh sáng cho đến cách sắp đặt quầy hàng,
tất cả đều có ý đồ riêng của chúng.
1. Quảng cáo sản phẩm mới trên cánh cửa
Các nhà thiết kế gọi đây là "cái bắt tay" giữa khách và cửa hàng. Khách hàng chưa tìm đến Starbucks thì Starbucks đã chủ động tìm đến khách hàng. Starbucks thường đặt quảng cáo bên ngoài cửa kính tại vị trí nằm ngang tầm mắt. Trong bức hình này, quảng cáo được khéo léo khắc luôn lên cả tay nắm cửa!
2. Quầy gọi đồ quay mặt vào giữa sao cho khách hàng đi hẳn vào bên trong, băng qua khu vực chỗ ngồi
Nhờ đó, khách hàng có thể "nhắm" luôn được chỗ ghế trống, có cảm giác muốn ở lại quán và thưởng thức đồ uống ngay tại chỗ. Khách hàng ở lại càng lâu, khả năng họ gọi thêm đồ càng cao.
3. Không dùng bảng biển mà dùng ánh sáng để dẫn khách hàng đi trong cửa hiệu
Tại một số cửa hàng Starbucks, quầy gọi đồ kéo dài hướng về phía cuối gian phòng. Trên bức tường cuối gian phòng có một kệ tủ rực rỡ ánh đèn, vô hình chung khách hàng sẽ đi về hướng đó. Ánh sáng còn có tác dụng khiến khách hàng chú ý tới các mặt hàng bày trên kệ và kích thích ý muốn mua hàng.
4. Quầy pha cà phê có thanh để tay khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi chờ đồ
Đó
là ý đồ của Starbucks nhằm tạo sự kết nối giữa khách hàng và nhân viên.
Nếu không có thanh để tay này thì trước mặt khách hàng sẽ là cỗ máy pha
cà phê cao ngất ngưởng, họ sẽ tự động lùi xa khỏi quầy. Nhưng nhờ có
nó, khách hàng sẽ vô thức tiến gần lại và cảm thấy thoải mái, gần gũi
hơn với nhân viên bán hàng.
5. Quảng cáo được đặt giữa quầy thanh toán và quầy chờ lấy đồ.
Trong khi chờ đợi món đồ của mình được đưa ra, thứ thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều nhất chính là những tấm quảng cáo này. Đây là một cách khéo léo khiến khách hàng cân nhắc "nên gọi đồ gì khi quay lại lần sau".
Để được trông thấy những cái "bẫy khách hàng" của Starbucks một cách trực quan, bạn đừng ngần ngại dành ra 2 phút để xem đoạn phim ngắn sau đây:
>> Starbucks và 4 chính sách khiến khách hàng phát điên
1. Quảng cáo sản phẩm mới trên cánh cửa
2. Quầy gọi đồ quay mặt vào giữa sao cho khách hàng đi hẳn vào bên trong, băng qua khu vực chỗ ngồi
Nhờ đó, khách hàng có thể "nhắm" luôn được chỗ ghế trống, có cảm giác muốn ở lại quán và thưởng thức đồ uống ngay tại chỗ. Khách hàng ở lại càng lâu, khả năng họ gọi thêm đồ càng cao.
3. Không dùng bảng biển mà dùng ánh sáng để dẫn khách hàng đi trong cửa hiệu
Tại một số cửa hàng Starbucks, quầy gọi đồ kéo dài hướng về phía cuối gian phòng. Trên bức tường cuối gian phòng có một kệ tủ rực rỡ ánh đèn, vô hình chung khách hàng sẽ đi về hướng đó. Ánh sáng còn có tác dụng khiến khách hàng chú ý tới các mặt hàng bày trên kệ và kích thích ý muốn mua hàng.
4. Quầy pha cà phê có thanh để tay khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi chờ đồ
5. Quảng cáo được đặt giữa quầy thanh toán và quầy chờ lấy đồ.
Trong khi chờ đợi món đồ của mình được đưa ra, thứ thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều nhất chính là những tấm quảng cáo này. Đây là một cách khéo léo khiến khách hàng cân nhắc "nên gọi đồ gì khi quay lại lần sau".
Để được trông thấy những cái "bẫy khách hàng" của Starbucks một cách trực quan, bạn đừng ngần ngại dành ra 2 phút để xem đoạn phim ngắn sau đây:
>> Starbucks và 4 chính sách khiến khách hàng phát điên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét