Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Bí quyết lập nghiệp của triệu phú Ba Lan

Tomas Gorny có tuổi thơ nghèo khó tại Ba Lan, từng bỏ học và đến Mỹ năm 17 tuổi khi chẳng biết tiếng Anh, nhưng giờ anh đã trở thành triệu phú sau hàng loạt thất bại.
Việc này thoạt nghe như một bộ phim của Hollywood. Nhưng đó đúng là câu chuyện cuộc đời của Tomas Gorny - nhà đồng sáng lập kiêm CEO hãng viễn thông Nextiva, iBoost và IPOWER. Những kinh nghiệm lập nghiệp của anh đã được đăng tải trên Entrepreneur.
Tomas-4481-1403599888.jpg
Tomas Gorny giờ đã nắm trong tay nhiều công ty trị giá triệu USD. Ảnh: Nextiva
1. Tập trung vào sáng tạo
Bài học lớn nhất của Gorny chính là tập trung vào sáng tạo, để đam mê chỉ đường thay vì đuổi theo tiền bạc. Chạy đua huy động vốn và tập trung vào chiến lược rút chân đã khiến Gorny thất bại nhiều lần. Nhưng khi anh chuyển hướng tập trung sức lực vào việc sáng tạo, tiền lại tự động tìm đến.

2. Đừng bao giờ hài lòng về chất lượng, đặc biệt là về nhân lực
Chất lượng luôn phải ở đỉnh cao. Và việc này cần được áp dụng với cả những người xung quanh bạn, từ bạn bè đến nhân viên. Gorny cho biết khi chơi với những người quá tập trung vào tiền bạc và lối sống xa hoa, anh đã bị xao nhãng theo và mắc nhiều sai lầm tài chính. Từ bài học này, anh chỉ tuyển những người mình thực sự tự hào khi làm việc cùng. Việc này đã tạo ra môi trường chất lượng trong công ty, khiến hiệu quả tương tác với khách hàng cũng tăng lên.

3. Chỉ sản phẩm tốt mới có thể tồn tại
Trên thị trường luôn có rất nhiều thông tin, và nhiệm vụ của các nhà khởi nghiệp là tranh giành sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, chỉ khi nào tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất, bạn mới có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Một sản phẩm sẽ được chứng thực khi khách hàng không chỉ gắn bó mà còn giới thiệu chúng cho bạn bè của mình.

4. Quyết định trên góc độ của khách hàng
Khi Gorny lần đầu tới Mỹ, anh nhận ra rằng mình cần mua giày. Nhưng trong dịp Quốc khánh, cửa hàng lại bán hai đôi với giá rẻ nửa. Gorny đã rất khó xử, vì anh chỉ cần một. Việc đó đã trở thành bài học sau này cho Gorny, khi mỗi lần quyết định, anh đều đứng trên quan điểm của khách hàng. Đó là lý do vì sao công ty của anh chỉ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm giúp khách hàng thỏa mãn nhiều nhu cầu cùng một lúc. Các chương trình khuyến mại cũng cũng phản ánh chính xác điều khách hàng cần và giúp đơn giản hóa quá trình quyết định của họ.

5. Quá khứ không phải là tương lai của bạn
Từng cực kỳ nghèo khó, mất hết tài sản và phải làm thợ giặt thảm trước khi gây dựng được nhiều công ty triệu USD, Gorny khuyến khích các nhà khởi nghiệp nhận ra rằng quá khứ và hoàn cảnh hiện tại chẳng thể quyết định khả năng thành công của bạn trong tương lai. Điều duy nhất có tác động là bản thân bạn và sự sẵn sàng nỗ lực làm việc.

Hà Thu
 

 
 

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

“PHAO CỨU SINH” CHO NHỮNG NHÀ EMAIL MARKETING




EQVN Blog – Người làm email marketing và content marketing có nhiều phương án và chiến lược khi họ thực thi kế hoạch của mình. Các nhà email marketing có người thì thích chiến thuật canh thời gian để gửi email, có người thì thích thử nghiệm, người lại thích tối ưu hóa thiết kế tổng thể, song chiến thuật nào mới mang lại hiệu quả cao nhất? Chiến thuật nào cần được tập trung nhiều hơn?
Các nhà email marketing tập trung thời gian cho việc sáng tạo (23%) chỉ đạt hiệu quả ở mức trung bình trong khi đó, những người tập trung vào chiến lược (22%) mới là người có hiệu quả email cao hơn hẳn. Rõ ràng điều đó cho thấy vấn đề phân phối cũng quan trọng tựa như nội dung mà bạn cung cấp đến cho người tiêu dùng của mình vậy.
Lấy ví dụ minh họa, bạn nghĩ sao khi có đến 72% trong tổng số các nhà marketing thử nghiệm tiêu đề của email trước khi gửi đến danh sách người nhận trong khi chỉ 15% thử qua cách email và hình ảnh thể hiện ra sao trên mobile ở phía bên kia người nhận. Và sự thật 75% người dùng mobile “nhiều khả năng” xóa những email nếu chúng không hiển thị rõ ràng trên điện thoại của họ, do đó thất bại trong tối ưu cho email cũng đồng nghĩa bạn đã làm giảm hiệu quả của chiến dịch, nếu không muốn nói là của toàn bộ chiến lược của thương hiệu.
Đây chỉ là một trong nhiều khía cạnh đáng xem xét khi bạn muốn cải thiện hiệu quả chiến lược email marketing. Và may mắn thay khi giờ đây những nhà email marketing đã có “phao cứu sinh” trong tay, hi vọng với “phao” này bạn sẽ có được một chiến lược email được tinh chỉnh và hiệu quả hơn như mong muốn:
Email Marketing CheatSheet

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Những thương hiệu nổi tiếng một thời ở Sài Gòn

Hiện vật của hãng xà bông Trương Văn Bền
Hiện vật của hãng xà bông Trương Văn Bền
Có thể nói Sài Gòn là cái nôi, nơi sản sinh rất nhiều thương hiệu Việt. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều thương hiệu đã mất đi hoặc bị thâu tóm, sóng sau đùa sóng trước, rồi lại nảy nòi những thương hiệu mới. Nhưng dù có mất đi hay còn tồn tại, thay tên, đổi chủ, những dấu ấn thương hiệu cũ, mới vẫn đọng lại với những bài học luôn còn nguyên giá trị trong công cuộc hội nhập kinh tế hiện nay.

Cho dù hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, hàng chất lượng cao, nhưng những bậc cao niên sinh sống ở Sài Gòn cho đến nay vẫn nhắc hoài xà bông Cô Ba, kem Hynos, kem Perlon, nước tương Nam Dương Con Mèo Đen, nước mắm Liên Thành, càri Việt Ấn… Những thương hiệu có xuất thân từ Sài Gòn một thời nổi tiếng khắp cả nước ấy, có thương hiệu được tiếp nối sản xuất đến bây giờ, có thương hiệu đã đi vào dĩ vãng, chỉ còn trong ký ức người cao tuổi và những hình ảnh còn lưu lại.

Vì sao người tiêu dùng nhớ

Ông Nguyễn Văn Đắc, 73 tuổi, hiện sống ở đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình vẫn cứ yêu cầu con cháu mình mua nước mắm là phải hiệu Liên Thành, còn nước tương phải đúng Con Mèo Đen. Các con ông cho biết, năm xảy ra vụ những sản phẩm nước tương có chứa chất 3-MCPD bị người tiêu dùng từ chối, ông Đắc vẫn một mực không đổi sang ăn nước tương hiệu khác. 

Mỗi ngày, ông theo dõi thời sự, xem xí nghiệp Nam Dương thay đổi công nghệ thế nào. Ông bào chữa thay cho nhà sản xuất “vì chất 3-MCPD là một phát hiện mới của khoa học, chứ họ vẫn sản xuất nước tương chất lượng, họ biết mình tin dùng thì họ sẽ thay đổi công nghệ để sản xuất cho phù hợp tiêu chuẩn chất lượng mới thôi”. Ở đây, có bài quý giá xây dựng được niềm tin, sẽ có sự chung thuỷ nơi người tiêu dùng.

Giữa hàng trăm nhãn hiệu xà bông, mỹ phẩm ngoại nhập hay được sản xuất sau này, một số thương hiệu Việt Nam vẫn tiêu thụ được. Xà bông Cô Ba (nay đã thuộc sở hữu nước ngoài) vẫn được bán sỉ trong chợ Kim Biên và bán lẻ ở một số chợ tại TP.HCM. Năm 1930, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại khu vực chợ Kim Biên bây giờ. 

Nhiều người nói ông Trương Văn Bền sản xuất xà bông Cô Ba từ dừa, nhưng quan trọng là công thức sản xuất của ông tạo nên xà bông có mùi thơm không lẫn lộn với hiệu khác và khiến người ta không cần nhìn, chỉ nghe mùi đã biết đó là xà bông Cô Ba của hãng Trương Văn Bền. 

Thế nhưng, tiểu thương cho rằng xà bông Cô Ba để lại ấn tượng lâu bền chính là gương mặt người phụ nữ Việt Nam phúc hậu in trên bao bì, nên thuở xưa khi xà bông Cô Ba – xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba gần gũi đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille nhờ phẩm chất tốt, giá thấp, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo. Và cái gì ban đầu tạo ấn tượng mạnh mẽ thì khiến người ta nhớ lâu và chưa muốn quên.

Sài Gòn, nơi đất lành chim đậu, dân tứ xứ đổ về mang theo ý chí lập nghiệp, làm nảy nòi những thương hiệu cha truyền, con nối. Những người sống ở khu vực Chợ Lớn rất quen với hiệu giày Long Thành có trên 50 năm. Ông Trần Văn Sái, rời Hà Nam di cư vào Sài Gòn, làm nghề sửa, ráp xe, tình cơ ông gặp người anh con bác ruột làm nghề thợ giày nên theo học. Rành nghề, ông mở tiệm năm 1939 và chăm chỉ lập nghiệp bằng nghề làm giày. 

Cụ bà Bùi Thị Thơ đã cùng các con chung tay bồi đắp cho cơ sở giày dép da Long Thành. Ông Trần Hữu Thành tiếp quản sự nghiệp từ cha mẹ, đã lập tức đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm bảo vệ thương hiệu. Nay ông Thành đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều tỉnh, thành.

Một thương hiệu “cha truyền con nối” khác rất quen thuộc vời các bà nội trợ là càri Việt Ấn. Ông Châu Tư tức Chu Vinh Cơ và gia đình nhà họ Châu đã tìm tòi những cây hương liệu quý để sản xuất bột càri, ngũ vị hương, bột hồi, quế, nghệ, bột điều màu... và sáng lập ra một cơ sở sản xuất gia vị Việt Ấn – VIANCO vào năm 1958. 

Sau năm 1975, xưởng sản xuất có tạm ngưng và bắt đầu hoạt động lại vào năm 1985 với nhiều khó khăn ban đầu vì thương hiệu bị lãng quên sau một thời gian. Sau đó ba năm, Việt Ấn đã hợp tác liên doanh với công ty Chinavico (của Úc) và thành lập xí nghiệp liên doanh VIANCO. VIANCO phát triển thêm nhiều nhóm sản sản phẩm, đặc biệt, nhiều gia vị có chứa tinh dầu tốt cho sức khoẻ.

Càri Việt Ấn được người tiêu dùng “mẹ truyền con nối”. Bà mẹ dùng càri Việt Ấn rồi truyền tình yêu gia vị đó cho con gái, hay con dâu. Gia vị truyền thống của VIANCO vẫn tràn đầy sức sống trong thời đại mới. Hiện nay, ông Châu Thinh Lân, con út ông Châu Tư, đang nhận lấy trách nhiệm phát triển liên doanh VIANCO.

Chuyện xưa nhưng thời sự nay

Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” không phải mới mấy năm gần đây. Thế hệ doanh nhân xưa đã ý thức tinh thần này qua cái tên họ đặt cho công ty hay qua những chương trình quảng bá.

Với doanh nhân Trương Văn Bền, khi đã định hình được tên tuổi sản phẩm và thị trường tiêu dùng, ông đặc biệt chú trọng vào khâu quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Những người sinh sống lâu năm ở Sài Gòn nhớ trong suốt thời gian dài hầu hết báo chí thời đó đều đăng mục quảng cáo “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của hãng Xà bông Trương Văn Bền.

So với nhiều thương hiệu có tên tuổi của đất Sài Gòn xưa, Vinabico có thâm niên ngắn hơn vì chỉ mới xây dựng từ năm 1974. Thế nhưng “con thiên nga Vinabico” vẫn được người ta nhớ vì cái tên doanh nghiệp là “Việt Nam bánh kẹo công ty” mà ông Trương Hy – người sáng lập – đặt như sự khẳng định năng lực sản xuất và chất lượng hàng Việt Nam. 

Khi ông bàn giao công ty cho Nhà nước vào năm 1978, đã có ý kiến thay đổi tên công ty. Nếu ông Nguyễn Văn Khá, giám đốc công ty lúc đó không kiên quyết thuyết phục giữ lại tên thì chưa chắc công ty phát triển và khi liên doanh với tập đoàn Kotobuki (Nhật), đối tác đã thừa nhận thương hiệu Vinabico không thể mất trong liên doanh. 

Sau này, mỗi thương hiệu dù có lối đi riêng để tồn tại và phát triển, nhưng giá trị vô hình của hai chữ Việt Nam là điều đáng để nhớ trong xây dựng thương hiệu.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Ước nguyện Con voi đỏ của nước mắm Liên Thành

Ước nguyện Con voi đỏ của nước mắm Liên Thành
Tuy đã đưa nước mắm Liên Thành (với biểu tượng Con voi đỏ) phủ rộng thị trường, những người đang sở hữu thương hiệu lâu đời này vẫn thấy mình có lỗi với tiền nhân. Bởi họ chỉ mới giữ thương hiệu tồn tại nhưng chưa thật sự làm cho Liên Thành nổi tiếng trong thương trường khốc liệt.
Liên Thành hội quán là một tổ chức kinh doanh do các tri thức Nho học, Tây học, quan lại, viên chức ở Trung và Nam kỳ sáng lập vào năm 1906 từ ý tưởng của chí sĩ Phan Châu Trinh để hưởng ứng phong trào Duy Tân.
Người xưa nhìn xa trông rộng
Lúc đó, các ngành nghề chính trong công nghiệp và thương mại đều do tư bản Pháp và Hoa kiều nắm giữ, nên Liên Thành hội quán chọn sản xuất và kinh doanh nước mắm – là nghề truyền thống của người dân miền Trung, không ai cạnh tranh. Đến năm 1917, Liên Thành hội quán dời tổng cuộc vào Chợ Lớn, lại mua thêm một lô đất ở Khánh Hội (số 243 Bến Vân Đồn, quận 4 – trụ sở chính của Liên Thành hiện nay) xây vựa chứa nước mắm.
Chọn nghề truyền thống, nhưng các vị sáng lập đã nhìn xa trông rộng, nên đầu tư ngay từ đầu cho việc quản lý chất lượng (lập phòng hoá nghiệm, huấn luyện kỹ thuật viên, quan hệ với hãng Kubota của Nhật để trang bị máy móc tân tiến), xây dựng thương hiệu và chống hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu Con Voi Đỏ. Ðến năm 1918, Liên Thành bước sang thời kỳ phát triển mạnh mẽ, tham gia các hội chợ ở Hà Nội và dự cuộc đấu xảo ở Marseille, Pháp, tạo ra tiếng vang lớn. Từ sau đó, Liên Thành dần mở rộng mạng lưới các phân cuộc ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Nam, phủ qua cả Campuchia và châu Âu.
Bà Ngô Thị Hoàng Mai, phó tổng giám đốc công ty cổ phần chế biến thuỷ hải sản Liên Thành, cho biết, theo lời kể lại của hậu duệ các vị sáng lập thì nước mắm là mặt hàng chính được tập trung đẩy mạnh làm thương hiệu, nhưng thật ra nguồn tài chính thời gian đầu nuôi sống Liên Thành hội quán lại là sản phẩm phụ – phân xác cá, cùng việc kinh doanh hiệu thuốc bắc, khách sạn và làm đại lý bán động cơ tàu thuyền ở Bình Thuận. Năm 1960, Liên Thành xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón không mùi từ xác cá tại Phú Hài, Phan Thiết. Trong ngành sản xuất nước mắm, đây là phát kiến quan trọng để tận thu phế phẩm, bài học về giảm giá thành sản phẩm còn giá trị đến ngày nay.
Sao xứng với tiền nhân?
Cống hiến tài – trí – lực cho Liên Thành, đến năm 1975, khi đồng ý hiến công ty cho Nhà nước, ông Huỳnh Văn Dậu lúc đó giữ trách nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị chỉ yêu cầu hai điều kiện: một là giữ lại tên Liên Thành với biểu tượng Con Voi Đỏ (hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống có đàn, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc), hai là giữ hương khói bàn thờ sáu vị tổ sáng lập Liên Thành. 
Cơ sở chính của Liên Thành ở Sài Gòn được gộp chung với chín cơ sở sản xuất nước mắm tư nhân lập thành xí nghiệp quốc doanh nước mắm Liên Thành, đến năm 1990 thì đổi thành xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản Liên Thành. Năm 2001, theo chủ trương của Nhà nước, xí nghiệp được cổ phần hoá và sau đó đổi tên thành công ty cổ phần Chế biến thuỷ hải sản Liên Thành cho đến ngày nay.
Không chỉ tên Liên Thành và bàn thờ sáu vị sáng lập được giữ gìn, mà ngôi nhà trụ sở chính cũng được bảo tồn hơn 90 năm qua. Ngoài ra, công ty Liên Thành còn may mắn tìm được, lưu giữ các quyển sổ ghi chép đầy đủ những cuộc họp hội đồng quản trị Liên Thành xưa kia. 
Tất cả là tài sản vô giá để xác định giá trị thương hiệu Liên Thành. Nỗi đau đáu của hội đồng quản trị và ban điều hành công ty Liên Thành hiện nay là tuy đã đưa nước mắm Liên Thành phủ rộng thị trường trong nước và nước ngoài, nhưng họ thấy có lỗi với tiền nhân là chưa thật sự làm cho Liên Thành trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trong thương trường cạnh tranh khốc liệt.
Chuộc lỗi với tiền nhân, những người đang thụ hưởng thương hiệu Liên Thành đang cố gắng tạo ra sự khác biệt của sản phẩm nước mắm Liên Thành so với nhãn hiệu nước mắm khác, nhất là bảo tồn hương vị truyền thống nước mắm. Người tiêu dùng rất chuộng nước mắm cốt nhỉ tự nhiên làm từ cá cơm, không có chất bảo quản, phụ gia tạo ngọt, không màu thực phẩm hay nước mắm có bổ sung chất sắt trong chương trình dinh dưỡng quốc gia. Các sản phẩm của Liên Thành được xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nga, Philippines, Nhật. Năm 2009, Liên Thành được cấp Code EU, giấy thông hành vào thị trường châu Âu.
Bà Hoàng Mai nói ước nguyện của ban lãnh đạo công ty Liên Thành hiện nay là xây dựng bảo tàng nghề nước mắm Việt Nam. Ngành nghề nước mắm tuy không khởi phát ở Sài Gòn nhưng mảnh đất này là nơi gìn giữ tinh tuý của hương vị nước mắm truyền thống Việt Nam.
Theo Nguyệt Hồng
Sài Gòn tiếp thị

Tiền nhân ta làm thương hiệu cho nước mắm Liên Thành khéo ra sao?

Những tiền nhân sáng lập thương hiệu nước mắm Liên Thành.
Những tiền nhân sáng lập thương hiệu nước mắm Liên Thành.
Nội dung nổi bật: Năm 1906, hưởng ứng phong trào Duy Tân, Liên Thành thương quán được thành lập và phát triển rực rỡ.
- Sản phẩm: Nước mắm, vừa truyền thống, vừa ít bị cạnh tranh.
- Thương hiệu: Con voi đỏ tượng trưng cho tính đoàn kết, Liên Thành ngụ ý bông sen thanh sạch.
- Kinh doanh: Nghề truyền thống nhưng kinh doanh cách tân, nỗ lực mở rộng phạm vi, bắt tay với doanh nghiệp Nhật.
Sau ngày quốc hữu hóa, Liên Thành dường như chưa kịp chuyển mình cùng thời đại, chưa thỏa mãn được thị hiếu người dùng cũng như chi tiêu hạn hẹp vào quảng cáo nên tương đối mờ nhạt trên thị trường. Tuy nhiên, Liên Thành vẫn là một biểu tượng rất đáng tự hào cho doanh nghiệp Việt Nam vì một thời vang bóng.

Bài cùng series:
"Đó là thương hiệu xưa nhất, trường tồn nhất của Việt Nam" là nhận định của nhà sử học Dương Trung Quốc dành cho công ty Liên Thành - hãng nước mắm trên 100 năm tuổi khởi đầu sự nghiệp kinh tế của nước ta từ thời Pháp thuộc. Năm 1906, hưởng ứng phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh, công ty Liên Thành hay Liên Thành Thương Quán, tiếng Pháp là Société de Lien Thanh được thành lập tại Phan Thiết bởi các sĩ phu yêu nước.
Tiền nhân ta "làm thương hiệu" khéo ra sao?
Tại sao lại là nước mắm?
Thời ấy, các ngành nghề chính trong công nghiệp và thương mại đều bị tư bản Pháp và Hoa kiều nắm giữ, khó lòng tranh thương. Trong khi đó, nướcmắm còn là ngành nghề kinh doanh nhỏ, chưa bị lũng đoạn, không ai cạnh tranh, lại còn là nghề truyền thống của người dân miền Trung với nguồn nguyên liệu chế biến đầy ắp biển Phan Thiết. Vừa "duy tân" được bằng những thứ vốn có của dân tộc, lại vừa có thể kinh doanh, Liên Thành chọn ngay mặt hàng này để phát triển.
Xây dựng thương hiệu ra sao?
Nước mắm là một nghề nhỏ nhưng không vì thế mà các sĩ phu thời đó không "làm thương hiệu", ngược lại còn rất mực chú trọng. Hình ảnh "con voi đỏ" tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, tấm lòng son sắt trước sau như một của dân tộc Việt Nam. Tên gọi Liên Thành có nghĩa là "Thành Hoa Sen", tượng trưng cho người quân tử, trong sạch tựa như hoa sen vươn lên từ bùn lầy trong bối cảnh nước mất nhà tan.
Kinh doanh như thế nào?
Nghề tuy là truyền thống nhưng vẫn được nhìn xa trông rộng, ngay từ đầu đã có sự đầu tư hẳn hoi cho việc quản lý chất lượng (lập phòng hoá nghiệm, huấn luyện kỹ thuật viên, quan hệ với hãng Kubota của Nhật để trang bị máy móc tân tiến), xây dựng thương hiệu và chống hàng giả, hàng nhái.
Tiền nhân ta làm thương hiệu cho nước mắm Liên Thành khéo ra sao? (1)
Những người sáng lập ra Liên Thành đã vận dụng phương pháp kinh doanh cách tân: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với việc mở rộng mạng lưới phân phối.
Nhờ có sự ủng hộ của những người có cảm tình với phong trào Duy Tân, Liên Thành có điều kiện phát triển trong vài năm đầu tiên. Năm 1918, Liên Thành bước sang thời kỳ phát triển mạnh mẽ, tham gia các hội chợ ở Hà Nội và dự cuộc đấu xảo ở Marseille, Pháp, tạo ra tiếng vang lớn. Từ sau đó, Liên Thành dần mở rộng mạng lưới các phân cuộc ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Nam, phủ qua cả Campuchia và châu Âu.
Năm 1960, Liên Thành xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón không mùi từ xác cá tại Phú Hài, Phan Thiết. Trong ngành sản xuất nước mắm, đây là một phát kiến quan trọng để tận thu phế phẩm. Sản phẩm phân bón Phú Hài nhanh chóng được các nhà vườn Đà Lạt chấp nhận tiêu thụ.
(Xem thêm: Ước nguyện Con voi đỏ của nước mắm Liên Thành)
Liên Thành nay và mong ước phục hưng
Thách thức: Thời thế nay đã khác
Đất nước chuyển mình, kinh tế đổi khác, Liên Thành được quốc hữu hóa. Năm 1997, sản phẩm bắt đầu xuất hiện trở lại thị trường nhưng tiếng tăm và thị phần công ty gần như là con số không.
Nguyên do là các thương hiệu nước mắm trong và ngoài nước thi nhau mọc lên, quảng cáo rầm rộ, tiếp thị hùng hậu. Thị hiếu người tiêu dùng lúc này đã thay đổithích ăn nước mắm pha thêm nhiều gia vị, không còn ưu tiên cho nước mắm giàu đạm và bổ sung chất dinh dưỡng.
Lúc này Liên Thành mới hiểu rằng, muốn thương hiệu phát triển thì phải quảng cáo. Năm 2005, Liên Thành bắt đầu xây dựng đội ngũ bán hàng và đầu tư mạnh vào marketing.
Chiến lược: Chuyển mình theo thời thế
Giá trị của một thương hiệu được định vị bởi phạm trù vật chất (chất lượng sản phẩm, kỹ thuật tiếp thị, quảng bá... ) và phạm trù tinh thần (linh hồn, nhân cách và bản sắc).
Trên phương diện phạm trù vật chất, Liên Thành đã chuyển khâu phân phối sản phẩm cho công ty Sao Việt để tập trung toàn lực cho sản xuất, giữ vững chất lượng nước mắm với tiêu chí: sạch, dinh dưỡng. Công ty cũng cải tiến loại chai và bao bì, tạo cho người tiêu dùng cảm giác mới lạ và thân thiện.
Năm 2009, ngoài dòng sản phẩm nước mắm cao cấp có độ đạm cao dành cho khách hàng truyền thống, Liên Thành còn tung ra dòng sản phẩm trung cấp để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, chiến lược này của Liên Thành lại thất bại khi đối thủ đã ngay lập tức tung ra sản phẩm nước mắm giá trung bình cùng chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên thị phần lớn để cạnh tranh.
Công ty cũng chăm lo xây dựng loạt cửa hàng có hệ thống nhận diện thương hiệu riêng, quy mô vừa nhỏ, trang trí phù hợp đủ để cho người dùng ghi nhớĐội marketing của Liên Thành cũng tích cực đi thuyết phục các chủ cửa tiệm bách hóa lớn nhỏ cho công ty “ké vào” trang trí quầy kệ, bảng hiệu hoặc trở thành đại lý.
Tiền nhân ta làm thương hiệu cho nước mắm Liên Thành khéo ra sao? (2)

Nếu như trước đây khó tìm mua nước mắm Liên Thành ở các tiệm tạp hóa gần nhà thì nay đã thấy chủ tiệm chủ động chào mời, giới thiệu. Liên Thành đã khai thông được mạng lưới phân phối.Những biện pháp tiếp thị bước đầu tạo được hiệu quả tốt. Đến nay, Liên Thành đã thực hiện được 100 cửa hàng, và đang dự định mở rộng hơn nữa khi doanh số tăng rõ rệt.
Xét về phạm trù tinh thần, đây là lợi thế tiềm ẩn mà không một thương hiệu nào có được, vì Liên Thành có bề dày lịch sử 100 năm, được xây dựng từ chí khí của những nhà ái quốc. Công ty đã hoàn toàn thay đổi hệ thống định vị mới và đã xây dựng cho mình một nội dung thu hút với khẩu hiệu: “Tinh túy hương vị trăm năm”.
Kết quả: Đường về vang bóng hãy còn xa
''Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có câu chuyện hay nhưng họ không biết kể cho người tiêu dùng biết. Thương hiệu nước mắm Liên Thành là một câu chuyện hấp dẫn, cần phải kể nhiều hơn cho nhiều người biết về câu chuyện này''.
(Tiến sĩ Philip Zerrillo, Trường Kinh doanh Goizueta, Mỹ)
Tuy nhiên, sau ngày quốc hữu hóa, việc đầu tư phát triển công ty chưa nhanh nhạy, chưa bám sát thị trường, vốn đầu tư để quảng bá tương đối thấp, lại mong tăng doanh số thật nhanh, không ưu tiên độ nhận biết thương hiệu nên Liên Thành đã gặp phải nhiều thất bại và ngừng hợp tác với Sao Việt. Từ đó, công ty không muốn tiếp tục thất bại lần nữa mà tự nỗ lực đưa sản phẩm ra thị trường nhưng tiết kiệm tối đa chi phí.
Bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nước mắm Liên Thành, cho biết công ty cân nhắc lắm mới dám chi vài trăm triệu đồng cho chiến dịch quảng cáo trong vòng 6 tháng, từ cuối năm 2011 cho đến tháng 2 năm 2012, nhưng số tiền đó chỉ đủ cho công ty lớn quảng cáo trong vài ngày.
Thêm nữa, những nhân sự giỏi cũng rời bỏ công ty. Điển hình là người pha chế nước mắm giỏi nhất Việt Nam và gắn bó với Liên Thành gần 30 năm đã về làm cho Nam Ngư. Với bí quyết pha chế của mình, người này đã giúp nước mắm Nam Ngư có mùi vị phù hợp với thị trường, trong khi nước mắm Liên Thành cấp trung chưa làm được điều này.
Bài học
Thành công của Liên Thành Thương Quán xưa kia nằm ở hai yếu tố: khéo chọn cái để bán và biết kinh doanh cách tân cho một mặt hàng truyền thống.
Thời nay, sở dĩ Liên Thành chưa thể kể lại câu chuyện hoàng kim của thương hiệu nước mắm trăm năm là vì chưa kịp chuyển mình cùng đất nước, đáp ứng thị hiếu khách hàng, ngân sách quảng cáo, marketing còn hạn hẹp.
Tuy nhiênnước mắm Liên Thành vẫn xứng đáng là một thương hiệu để người Việt Nam chúng ta tự hào. Qua hơn 100 năm, sứ mệnh Duy Tân của Liên Thành đã hết, nhưng tinh thần dân tộc không hề mất đi.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

nguyên tắc Vàng giúp Bạn làm chủ Kỹ năng Bán hàng nhanh chưa từng thấy


…và không chỉ kỹ năng bán hàng, tất cả mọi kỹ năng đều có thể áp dụng thành công mỹ mãn…
Nếu bạn đam mê nghề bán hàng và thường xuyên tìm hiểu về nó, bạn sẽ thấy bán hàng là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, những lời khuyên, những bài học, kinh nghiệm có thể nói là nhiều vô kể. Chỉ tính riêng những bài đã có trên tuyetchieusale.com, chúng tôi đã cung cấp cho bạn hàng chục hướng dẫn lớn nhỏ. Thế nhưng, một tình trạng chung là rất nhiều bạn đọc vẫn không áp dụng được những bí kíp ấy. Tại sao vậy?
Nếu bạn đang rơi vào trường hợp trên, rằng đọc thì nhiều mà chẳng áp dụng được bao nhiêu, thì rất có thể bạn đang chỉ đọc để tiếp nhận kiến thức mà không chuyển hóa chúng thành kỹ năng. Điều đó giống như việc ăn thức ăn nhưng không thể tiêu hóa vậy – rất tốn thời gian và công sức. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 nguyên tắc nhằm tận dụng những kiến thức học được một cách hiệu quả nhất – 4 nguyên tắc vàng không chỉ cho kỹ năng bán hàng mà còn có thể áp dụng cho tất cả những kỹ năng khác.

1. Xác định CHỈ MỘT kỹ năng mà bạn muốn thành thục

Tôi biết có rất nhiều bạn đọc một lượt cả chục bài viết trên website này và tự tin rằng mình sẽ nhớ để làm theo. Thực ra, trong tâm lý học, người ta gọi hiện tượng này là “sự đánh lừa trí nhớ” – rằng con người thường có xu hướng tự tin thái quá về khả năng ghi nhớ của mình. Sự thật là: bạn sẽ quên hơn 90% những kiến thức đã đọc được. Chính vì vậy, cách tốt nhất để những kiến thức bạn thu nạp không “tan biến” chính là chuyển hóa chúng thành kỹ năng.
Vậy làm thế nào để chuyển hóa kiến thức thành kỹ năng? Thông thường khi bạn học một lần nhiều kỹ năng, bạn dễ học trước quên sau, học sau quên trước, dễ bị sao nhãng trong quá trình áp dụng chúng vào thực tế. Cũng giống như khi bạn đặt mục tiêu vậy, quá nhiều mục tiêu sẽ khiến bạn chưng hửng giữa ngã ba đường (mà cũng có thể là ngã tư, ngã năm ấy chứ!). Thay vào đó, bạn hãy xác định CHỈ MỘT “tuyệt chiêu” để tập trung luyện tập nó. Đừng hấp tấp mà cầm đèn chạy trước ô tô khi bạn chưa thành thục “tuyệt chiêu” ấy.

2. Luyện tập ÍT NHẤT 5 LẦN cho một kỹ năng mới

Ví dụ, bạn đọc một lời khuyên trên tuyetchieusale.com rằng khi gặp gỡ khách hàng, chúng ta nên chú ý giao tiếp bằng mắt, nên nhìn thẳng vào mắt khách hàng để thuyết phục nhằm tạo niềm tin, v.v… Ô kê, bạn áp dụng ngay. Nhưng rồi bạn nhận ra việc nhìn vào mắt khách hàng sao mà khó khăn, gượng gạo đến thế. Bạn nhìn vào mắt họ và trong lòng lại thấy mình như một kẻ tò mò tọc mạch ngu ngốc. Bạn thối chí: “Chết tiệt, một lời khuyên ngớ ngẩn!”
Gượm đã nào, tâm lý học đã chứng minh việc giao tiếp bằng mắt giúp tăng 60% sự tin tưởng trong giao tiếp. Đó là bằng chứng khoa học hẳn hoi, và hàng trăm nghìn người cũng đã áp dụng phương pháp đó thành công mỹ mãn. Vậy suy ra việc bạn áp dụng thử nhưng thất bại đơn giản vì bạn chưa quen mà thôi. Khi áp dụng một kỹ năng mới tinh vào tình huống thực tế, chúng ta LUÔN LUÔN có cảm giác gượng gạo, giả tạo ngớ ngẩn.
Cũng giống như trong thể thao, một kỹ thuật bạn mới học thường kéo tụt thành tích của bạn xuống. Nhưng huấn luyện viên vẫn bắt bạn làm đi làm lại kỹ thuật ấy hàng chục lần cho đến khi nó trở thành một phản xạ tự nhiên của cơ thể bạn. Và đó cũng chính là lúc thành tích của bạn được cải thiện rõ rệt.
Như vậy, bài học ở đây là đừng bao giờ đánh giá hiệu quả của một kỹ năng khi bạn chưa thực hành nó ít nhất 5, thậm chí là 10 lần. Khi một kỹ năng đã được chứng minh là có hiệu quả thì việc bạn thực hành nó không được như ý là do bạn chưa luyện tập đủ nhiều mà thôi!

3. Chú trọng SỐ LƯỢNG hơn chất lượng

Ngày trước, giáo trình học ngoại ngữ luôn rất chú trọng vào chất lượng: muốn giao tiếp ngoại ngữ “chuẩn”, bạn phải nói đúng thì, đúng ngữ pháp, phát âm chuẩn, nhấn giọng lên xuống đúng chỗ… Kết quả là người học nắm rất vững lý thuyết nhưng không thể nghe và nói một cách mạch lạc, tự nhiên.
Để khắc phục điều này, các trung tâm anh ngữ đã mạnh dạn thay đổi hướng dạy học, họ quay ngoắt 180 độ để tập trung vào số lượng thay vì chất lượng. Giờ đây, lời khuyên cho các học viên là “đừng để ý tới ngữ âm, ngữ pháp, bạn cứ nghe và nói bằng ngoại ngữ thật nhiều vào, càng nhiều càng tốt cho đến khi nói như nước chảy thì thôi”. Kết quả rất ấn tượng: phương pháp này giúp đẩy nhanh quá trình học ngoại ngữ lên gấp 5 lần! Và quan trọng hơn, khi học viên thực hành nhiều, tập trung vào số lượng thì chất lượng cũng tự động tăng theo.
Điều này cũng đúng trong kỹ năng bán hàng hay bất kỳ một kỹ năng nào khác. Đừng chăm chăm để ý xem mình đã áp dụng một cách hoàn hảo chưa mà hãy tập trung vào số lượng lần luyện tập.Bạn cứ luyện tập đi, thực hành nhiều vào, càng nhiều càng tốt!

4. Luyện tập trong những tình huống AN TOÀN

Trong một khóa training kỹ năng thương lượng, có một khán giả xin tôi vài lời khuyên vì ngày mai anh ta phải đàm phán về việc… bán công ty! Tôi nghĩ một lát và thẳng thắn nói: “Nếu vậy thì xin lỗi bạn, tôi rất tiếc vì buổi học hôm nay chẳng thể giúp gì được cho bạn vào ngày mai đâu, chúc may mắn!”
Như đã nói ở trên, việc áp dụng một kỹ năng mới tinh vào thực tế luôn khiến bạn bỡ ngỡ, cảm thấy giả tạo một cách khó chấp nhận và hiệu quả thì sẽ thấp hơn cả khi bạn chưa biết đến kỹ năng đó. Bạn phải luyện tập nhiều lần thì những kỹ năng ấy mới trở thành một phần con người bạn, mới trở nên tự nhiên không gượng ép. Ấy vậy mà anh chàng kia lại muốn thực hiện những bài học mới cóong vào một việc vô cùng hệ trọng là bán công ty thì làm sao có thể thành công được kia chứ!
Bạn hãy nhớ: nếu ngày mai bạn phải sale một vố lớn, bán hàng cho những khách hàng VIP, hay bất kỳ việc gì hệ trọng, hãy quên những bài học bạn đã học hôm nay đi vì 99,99% bạn sẽ thất bại khi áp dụng chúng. Thay vào đó, với những kiến thức, kỹ năng mới, bạn có thể thực hành chúng với những đơn hàng lẻ tẻ, những khách hàng nhỏ hay những đối tác thân thiết. Tóm lại là: Hãy luyện tập kỹ năng mới trong những tình huống an toàn. Cho đến khi bạn thực sự thấy thoải mái với kỹ năng ấy, đó chính là lúc bạn sẵn sàng bước ra biển lớn!

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

CEO Facebook và phong cách lãnh đạo 5P

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg luôn nhận được sự chú ý đặc biệt từ những CEO công nghệ, bởi ngoài kiến thức và năng lực, Mark còn có những suy nghĩ khác biệt mang tính đột phá.

CEO Facebook và phong cách lãnh đạo 5P
Passion - Niềm đam mê

Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê, đây là điều cơ bản nhất dẫn đến mọi thành công. Đối với Mark Zuckerberg, anh có niềm đam mê cháy bỏng là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ đàng hơn, chính điều này đã giúp Mark có niềm tin xây dựng Facebook trong thời điểm rất nhiều nhà đầu tư quay lưng lại.

Bài học: Hành động vì niềm đam mê và kêu gọi những con người có cùng đam mê làm việc cùng mình.

Purpose - Mục đích

Mục đích có thể hiểu như một kim chỉ nam định hướng cho khởi nghiệp mỗi khi chán nản và mất phương hướng. Ngoài ra, tất cả mọi việc khi tiến hành đều phải có mục đích rõ ràng. Mục đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và con người có thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn. Vì thế, tất cả những tính năng hiện diện trên Facebook đều phục vụ mục đích này.

Bài học: Mỗi công ty khởi nghiệp cần có mục đích rõ ràng trong việc định hướng phát triển.

 People - Con người

Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất đóng góp vào sự thành công của mỗi sản phẩm. Việc chọn lọc nhân sự, phân bổ nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa công ty là việc bất cứ công ty nào đều phải làm. Nếu thật sự làm tốt, đây sẽ là động lực mạnh mẽ đưa công ty phát triển. Tại Facebook, văn hóa “Hacker way” rất thịnh hành, đây là văn hóa để cao tính đổi mới, sáng tạo của từng cá thể trong một tập thể lớn mạnh

Bài học: Hãy tìm những con người phù hợp với công việc, trao cho họ quyền tự quyết và chủ động hoàn toàn trong công việc.

Product - Sản phẩm

Bất cứ sản phẩm nào khi làm ra đều phải tuân theo những tiêu chuẩn cụ thể. Nó phải dễ sử dụng và phục vụ số đông khách hàng. Chất lượng sản phẩm chính là tiêu chí đánh giá chính xác chất lượng của một doanh nghiệp. Đối với Mark Zuckerberg, anh luôn coi trọng chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh doanh

Bài học: Hãy tập trung vào phát triển sản phẩm trước, không nên quá tập trung vào doanh thu.

Partnerships - Đối tác

Không một CEO nào có thể tự mình vận hành bộ máy một cách trơn tru, họ cần những cánh tay phải đắc lực có thể bổ sung những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn, có thể là với các nhà đầu tư, ê kíp quản lý, hoặc nhà cung cấp, đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.

Bài học: Tìm được những đối tác tốt là một trong những chìa khóa của sự thành công.

Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng, các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.